,

Sâu, bệnh hại

Thông báo tình hình sinh vật gây hại 07 ngày (Từ ngày 05 đến ngày 12 tháng 4 năm 2023)

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Thời tiết

- Nhiệt độ: Trung bình 21-22oC; cao: 32-34oC; thấp 18-19oC.

- Độ ẩm: 80-85%.

Nhận xét: 02 ngày đầu kỳ không mưa, 05 ngày cuối kỳ có mưa rải rác.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Cây lúa

 

 

- Lúa xuân chính vụ

Làm đòng-đòng già

       4.165,6

- Lúa xuân muộn

Cuối đẻ nhánh-đứng cái

14.338,7

Ngô xuân

5-7 lá; 10 lá-xoãy nõn-trỗ cờ

       8.888,4  

Cây lạc  

Ra hoa-đâm tia

           3.220,3

Cây cam

Quả non

8.647,1

Cây bưởi

Quả non

5.200,4

Cây nhãn

Ra hoa

926,2

Cây chuối

Ra hoa-quả xanh-thu hoạch

    2.173,42

Cây chè

Ra búp

8.467,5

Cây mía

Mới trồng-mọc mầm

         2.208

Cây keo

Rừng trồng (1-5 tuổi)

147.888,5

Cây bạch đàn

Rừng trồng (1-5 tuổi)

        6.932,9

 

I. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA

1. Cây lúa:

1.1. Lúa xuân chính vụ (làm đòng-đòng già)

- Rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại rải rác, nơi cao cục bộ 300-400 con/m2, tuổi 2-3.

- Sâu cuốn lá nhỏ gây hại rải rác, mật độ nơi cao 2-3 con/m2 (tuổi 2-3).

- Bọ xít đen gây hại rải rác, mật độ nơi cao 2-4 con/m2 (bọ non-trưởng thành)

- Bệnh đạo ôn lá gây hại cục bộ trên các giống nhiễm BC15, TBR225, Đài Thơm 8, nếp, J02, Hòa Phát..., tỷ lệ hại phổ biến 1-3%, nơi cao 5-10%, cục bộ 25-50% số lá, cấp 1-3-5-7. Diện tích nhiễm 9,0 ha tại các huyện: Hàm Yên, Yên Sơn.

- Bệnh khô vằn gây hại phổ biến 2-4%, tỷ lệ hại nơi cao 5-8% số dảnh, cục bộ 20-25% số dảnh diện tích nhiễm 60 ha tại huyện Yên Sơn.

- Chuột gây hại rải rác, cục bộ nơi cao 3-5% số dảnh.

1.2. Lúa xuân muộn (làm đòng)

- Rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại rải rác, nơi cao 80-100 con/m2, tuổi 2-3

- Ốc bươu vàng gây hại tại các ruộng trũng, gần kênh mương, suối, ruộng những năm trước ốc gây hại cao, mật độ nơi cao 2-3 con/m2, ốc trưởng thành và ốc non.

- Sâu cuốn lá nhỏ gây hại rải rác, mật độ nơi cao 2-4 con/m2 (tuổi 2-3).

- Bệnh đạo ôn lá gây hại cục bộ trên các giống nhiễm BC15, TBR225, Đài Thơm 8, nếp, J02, Hòa Phát..., tỷ lệ hại phổ biến 1-3%, nơi cao 5-10%, cục bộ 20-40% số lá, cấp 1-3-5. Diện tích nhiễm 10 ha tại các huyện: Hàm Yên, Yên Sơn.

- Bệnh khô vằn gây hại phổ biến 2-4%, tỷ lệ hại nơi cao 10-15% số dảnh, cục bộ 20-25% số dảnh diện tích nhiễm 40 ha tại huyện Yên Sơn.

- Chuột gây hại rải rác, cục bộ nơi cao 6-8% số dảnh.

2. Ngô xuân

2.1 Ngô xuân chính vụ (10 lá-xoáy nõn-trỗ cờ)

- Sâu đục thân gây hại rải rác, nơi cao 1,0 con/m2.

- Rệp hại rải rác, nơi cao 2-3% số cây.

- Bệnh đốm lá hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 3-5% số lá.

- Bệnh khô vằn gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 4-6% số cây.

2.2 Ngô xuân muộn (5-7 lá)

- Sâu keo mùa thu gây hại rải rác, nơi cao 2-4 con/m2.

- Bệnh đốm lá hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 1-3% số lá.

3. Cây lạc (đâm tia-củ non)

- Sâu khoang gây hại rải rác, nơi cao 1-2 con/m2.

- Sâu ăn lá gây hại rải rác, nơi cao 3-4 con/m2.

- Bệnh lở cổ rễ gây hại rải rác, nơi cao 1-3% số cây.

- Bệnh héo xanh gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 3-4% số cây.

- Bệnh đốm lá gây hại rải rác, nơi cao 3-4% số lá.

4. Cây cam (quả nhỏ)

- Nhóm nhện nhỏ (nhện đỏ, nhện trắng, nhện rám vàng) gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 3-5% số lá, quả.

- Sâu vẽ bùa, rệp gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 2-3% số lá.

- Bệnh ghẻ sẹo, bệnh loét lá gây hại, tỷ lệ hại nơi cao 2-3% số lá.

- Bệnh greening gây hại, nơi cao 3-4% số cây.

- Bệnh vàng lá thối rễ gây hại, nơi cao 2-3% số cây.

- Bệnh thán thư khô cành, bệnh xì mủ gây hại rải rác.

5. Cây bưởi (quả non)

- Bọ trĩ gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 1-3% số quả non.

- Sâu vẽ bùa, rệp gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 2-3% số lá.

- Bệnh sẹo, bệnh loét gây hại, tỷ lệ hại nơi cao 2-3% số lá.

- Bệnh vàng lá, thối rễ; greening, bệnh xì mủ gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 2-4% số lá, số cây.

6. Cây nhãn (ra hoa)

- Bọ xít nâu gây hại rải rác, mật độ nơi cao 1-3 con/cành.

- Nhện lông nhung gây hại rải rác.

- Bệnh sương mai, bệnh chổi rồng gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 0,2% số chùm hoa.

7. Cây chuối (ra hoa-quả xanh-thu hoạch)

- Sâu đục thân (bọ vòi voi) gây hại rải rác.

- Bệnh chùn ngọn gây hại rải rác.

- Bệnh đốm lá tiếp tục gây hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao 2-3% số lá, cục bộ 5-6% số lá.

- Bệnh héo rũ panama tiếp tục gây hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao 2-5% số cây.

8. Cây chè (ra búp)

- Bọ xít muỗi gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 1-2% số búp.

- Nhện đỏ gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 4-5% số lá.

- Bệnh phồng lá chè, thối búp gây hại rải rác, nơi cao 2-4% số lá, số búp.

9. Cây mía (mới trồng-mọc mầm)

- Bọ hung gây hại rải rác, nơi cao 1 con/hố.

- Sâu đục thân gây hại rải rác, nơi cao 1-3% số cây.

10. Cây keo (rừng trồng 1-5 tuổi)

- Sâu nâu ăn lá gây hại rải rác, nơi cao 2-3% số lá.

- Bệnh thán thư gây hại rải rác, nơi cao 2-4% số lá

- Bệnh chết héo gây hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao 6-8% số cây.

11. Cây bạch đàn (rừng trồng 1-5 tuổi)

- Sâu ăn lá tiếp tục gây hại rải rác.

- Bệnh đốm lá, khô ngọn tiếp tục gây hại tỷ lệ hại phổ biến 2-3% số cây, nơi cao 4-5% số cây.

12. Cây mỡ (rừng trồng 1-5 tuổi)

Sâu đục thân mình hồng trên cây mỡ gây hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao 5-7% số cây.

III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Trên cây lúa

1.1. Lúa Xuân chính vụ (đòng già-trỗ bông)

- Rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục gây hại rải rác, mật độ nơi cao 300-350 con/m2.

- Sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục gây hại, mật độ nơi cao 2-3 con/m2.

- Bọ xít đen gây hại rải rác, mật độ nơi cao 4-6 con/m2 .

- Bệnh đạo ôn lá gây hại cục bộ trên các giống nhiễm BC15, TBR225, Đài Thơm 8, nếp, J02, Hòa Phát..., nơi cao 5-10% số lá, cục bộ 20-30% số lá. Bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại, tỷ lệ hại nơi cao 3-5% số bông.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây phát sinh gây hại sau các cơn mưa, tỷ lệ hại nơi cao 3-6% số lá.

- Bệnh khô vằn gây hại, tỷ lệ hại nơi cao 4-6% số dảnh, cục bộ 10-15% số dảnh.

- Chuột gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 1-2% số dảnh.

1.2. Lúa Xuân muộn (làm đòng-đòng già)

- Rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại rải rác, mật độ nơi cao 150-200 con/ m2.

- Sâu cuốn lá nhỏ gây hại rải rác, mật độ nơi cao 2-3 con/m2.

- Bệnh đạo ôn lá tiếp tục gây hại cục bộ trên các giống nhiễm: BC15, TBR225, Đài Thơm 8, nếp, J02, Hòa Phát..., tỷ lệ hại phổ biến 2-3%, nơi cao 5-10%, cục bộ 15-30% số lá.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây phát sinh gây hại sau các cơn mưa, tỷ lệ hại nơi cao 3-5% số lá.

- Bệnh khô vằn gây hại, tỷ lệ hại nơi cao 4-5% số dảnh.

- Chuột gây hại cục bộ một số ruộng, tỷ lệ hại nơi cao 1-3% số dảnh.

2. Ngô xuân

2.1 Ngô xuân chính vụ (11 lá-xoáy nõn-trỗ cờ-phun râu)

- Sâu đục thân gây hại rải rác, nơi cao 1-2 con/m2.

- Rệp hại rải rác, nơi cao 2-4% số cây.

- Bệnh đốm lá hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 4-5% số lá.

- Bệnh khô vằn gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 4-6% số cây.

2.2 Ngô xuân muộn (6-8 lá)

- Sâu keo mùa thu gây hại rải rác, nơi cao 3-4 con/m2.

- Bệnh đốm lá hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 1-3% số lá.

3. Cây lạc (đâm tia-tạo củ)

- Sâu khoang, sâu cuốn lá, bệnh héo xanh gây hại rải rác.

- Bệnh đốm lá gây hại rải rác, nơi cao 3-6% số lá.

4. Cây cam (quả non)

- Nhóm nhện nhỏ (nhện đỏ, nhện trắng, nhện rám vàng) gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 4-6% số lá, quả.

- Sâu vẽ bùa, rệp gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 2-4% số lá,

- Bọ trĩ gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 0,5-1% số quả non.

- Bệnh ghẻ sẹo, bệnh loét gây hại, tỷ lệ hại nơi cao 4-6% số lá.

- Bệnh greening, vàng lá thối rễ gây hại, nơi cao 2-3% số cây.

- Bệnh thán thư khô cành, bệnh xì mủ gây hại rải rác.

5. Cây bưởi (quả non)

- Nhóm nhện nhỏ (nhện đỏ, nhện trắng, nhện rám vàng) gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 2-3% số lá.

- Bọ trĩ gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 2-3% số lá, quả non.

- Sâu vẽ bùa, rệp gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 2-5% số lá non.

- Bệnh ghẻ sẹo, bệnh loét gây hại, tỷ lệ hại nơi cao 2-3% số lá.

- Bệnh greening, vàng lá thối rễ gây hại, nơi cao 2-4% số cây.

- Bệnh xì mủ gây hại rải rác.

6. Cây nhãn (ra hoa)

- Bọ xít nâu gây hại rải rác, nơi cao 1-2 con/cành.

- Nhện lông nhung gây hại rải rác.

- Bệnh sương mai, bệnh chổi rồng gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 0,1-0,3% số chùm hoa.

7. Cây chuối (ra hoa-quả xanh-thu hoạch)

- Sâu đục thân (bọ vòi voi) gây hại rải rác, mật độ nơi cao 2-3% số cây.

- Bệnh chùn ngọn gây hại rải rác, mật độ nơi cao 3-4% số cây.

- Bệnh đốm lá tiếp tục gây hại cục bộ, tỷ lệ hại phổ biến 3-4%, nơi cao 6-7% số lá.

- Bệnh héo rũ panama gây hại cục bộ, tỷ lệ hại phổ biến 2-4%, nơi cao 5-6% số cây.

8. Cây chè (ra búp)

- Bọ xít muỗi, nhện đỏ gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 3-4% số búp.

- Bệnh phồng lá chè gây hại rải rác, nơi cao 2-3% số lá.

9. Cây mía (mới trồng-mọc mầm)

- Bọ hung gây hại rải rác, nơi cao 1-2 con/hố.

- Sâu đục thân gây hại rải rác, nơi cao 2-3% số cây.

10. Cây keo (rừng trồng 1-5 tuổi)

- Bệnh chết héo gây hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao 6-8% số cây, cục bộ 10-15% số cây.

11. Cây bạch đàn (rừng trồng 1-5 tuổi)

- Sâu ăn lá tiếp tục gây hại rải rác.

- Bệnh đốm lá, khô ngọn tiếp tục gây hại tỷ lệ hại phổ biến 3-4%, nơi cao 6-7% số cây.

12. Cây mỡ (rừng trồng 1-5 tuổi)

- Sâu đục thân mình hồng trên cây mỡ tiếp tục gây hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao 10-20% số cây.

- Ong ăn lá mỡ gây hại cục bộ, tỷ lệ hại, phổ biến 5-10%, nơi cao 20-30% số lá.

IV. ĐỀ NGHỊ

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Phòng Kinh tế thành phố và Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố chỉ đạo cán bộ phụ trách địa bàn:

- Bám sát cơ sở, chủ động phối hợp với cán bộ chuyên môn của các xã, phường, thị trấn thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và trên vườn, trên rừng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu, bệnh hại trên các loại cây trồng.

- Đôn đốc, hướng dẫn nhân dân chăm sóc lúa và các cây trồng đúng kỹ thuật; đặc biệt tăng cường áp dụng các biện pháp: Làm cỏ, bón phân cân đối, giữ đủ nước trên ruộng lúa để cây lúa sinh trưởng, phát triển, chống chịu tốt với điều kiện thời tiết bất thuận đảm bảo lúa trỗ hiệu quả.

- Cần lưu ý một số đối tượng sinh vật hại cây trồng và chú trọng điều tra,  hướng dẫn nhân dân biện pháp phòng, chống kịp thời. Cụ thể:

+ Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn ...trên lúa. Đặc biệt là bệnh đạo ôn lá trên các giống nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa Xuân chính vụ.

+ Sâu đục thân, rệp hại, bệnh khô vằn trên cây ngô Xuân chính vụ.

+ Sâu keo mùa thu trên trên cây ngô Xuân muộn.

+  Sâu cuốn lá, bệnh lở cổ rễ, bệnh đốm lá trên cây lạc.

+ Nhóm nhện nhỏ, bọ trĩ, bệnh sẹo, greening... trên cây cam, bưởi.

+ Bệnh đốm lá, héo rũ trên cây chuối.

+ Bọ xít muỗi, bệnh phồng lá trên cây chè.

+ Bệnh chết héo trên cây keo.

+ Bệnh đốm lá, khô ngọn trên cây bạch đàn.

+ Sâu đục thân, ong ăn lá trên cây mỡ.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tuyên Quang trân trọng thông báo./.

Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật

Tin cùng chuyên mục