,

Nông thôn mới

Sức bật từ xây dựng nông thôn mới

Trong 13 năm qua, nhờ sự chung sức, đồng lòng của các cấp ủy, chính quyền và người dân trong xây dựng nông thôn mới (NTM) đã khoác cho Yên Sơn “tấm áo mới’’, góp phần tạo nên những miền quê giàu đẹp, đáng sống.

Cú “huých” đánh thức nguồn nội lực

Với 14 tỷ đồng hỗ trợ của Nhà nước, hàng chục hộ dân hiến trên 10.000 m2 đất, con đường bê tông dài 4 km từ thôn Cây Nhãn, xã Tứ Quận đi Quốc lộ 2 được hoàn thành trong năm 2021. Ông Triệu Văn Thanh, dân tộc Dao là người hiến đất nhiều nhất thôn với gần 900 m2 bày tỏ: “Mong mỏi có 1 con đường kiên cố để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội là nguyện vọng chính đáng mấy chục năm qua. Tôi nói với cán bộ xã, đường đi qua bao nhiêu diện tích sản xuất không quan trọng. Bởi nếu so sánh giá tiền mảnh đất đó với giá trị lớn lao mà con đường đem lại cho thôn, xã, con cháu mình sau này thì không thể đong đếm được”.

Đầu năm 2023, gia đình đoàn viên nghèo Phương Văn Mạnh, thôn Đồng Cả, xã Nhữ Khê hoàn thành ngôi nhà ở mới với trị giá trên 200 triệu đồng. Anh được Huyện đoàn hỗ trợ 30 triệu đồng, số còn lại anh vay mượn của người thân, họ hàng. Đây là cơ hội không thể tốt hơn nên anh cố gắng hết sức huy động thêm nguồn lực để xây dựng ngôi nhà khang trang, có công trình phụ khép kín. Anh bảo, mình còn trẻ, còn sức khỏe nên cố gắng làm lụng, tiết kiệm vài năm sẽ trả hết nợ.

Từ minh chứng trên có thể thấy, phát huy nguồn nội lực từ chính người dân là một trong những yếu tố tiên quyết để xây dựng thành công NTM của huyện Yên Sơn. Ông Tạ Văn Tình, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nhấn mạnh: Xây dựng NTM chính là làm cho người dân và vì người dân nông thôn. Cộng đồng dân cư được xác định vừa là chủ thể, vừa là nguồn lực, cũng vừa là đối tượng được thụ hưởng khi xây dựng NTM theo phương châm “Dân cần, dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân hưởng thụ”. Do đó, xây dựng NTM là “cú huých” để đánh thức nguồn nội lực tiềm tàng trong nhân dân.

Đường giao thông xã Phúc Ninh khang trang, sạch đẹp.

Đồng chí Nguyễn Tiến Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Ninh bày tỏ, để về đích NTM nâng cao trong năm 2023, Đảng ủy xã đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề, phân công nhiệm vụ cho từng đồng chí cấp ủy viên gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường công tác vận động, tuyên truyền cán bộ, đảng viên, nhân dân tích cực vào cuộc, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ; không chủ quan, nóng vội, chạy theo thành tích vì mục đích cuối cùng là xây dựng NTM thực chất và bền vững.

Để xây dựng NTM trên địa bàn đi vào chiều sâu, thực chất, bền vững, UBND huyện luôn xác định ưu tiên phát triển, tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, dành nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm. Qua đó, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân. Huyện đã hình thành và phát triển được 4 vùng sản xuất nông nghiệp, với các cây, con chủ lực, gồm cây ăn quả, gỗ rừng trồng, chè, chăn nuôi gia súc; xây dựng trên 10 chuỗi  liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; 41 sản phẩm nông nghiệp của huyện được gắn sao OCOP. Diện tích rừng sản xuất toàn huyện là trên 60.000 ha, vùng chè nguyên liệu với 2.500 ha. Toàn huyện hiện nay xây dựng 81 trang trại, 107 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản. Yên Sơn cũng là một trong 3 huyện đóng góp phần lớn vào giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh, với gần 2.000 tỷ đồng/năm. Đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 20,33%, giảm 5,04% so với năm 2021; thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 42,87 triệu đồng/người/năm.

Đường giao thông xã Phúc Ninh khang trang, sạch đẹp.

Đồng chí Nguyễn Tiến Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Ninh bày tỏ, để về đích NTM nâng cao trong năm 2023, Đảng ủy xã đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề, phân công nhiệm vụ cho từng đồng chí cấp ủy viên gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường công tác vận động, tuyên truyền cán bộ, đảng viên, nhân dân tích cực vào cuộc, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ; không chủ quan, nóng vội, chạy theo thành tích vì mục đích cuối cùng là xây dựng NTM thực chất và bền vững.

Để xây dựng NTM trên địa bàn đi vào chiều sâu, thực chất, bền vững, UBND huyện luôn xác định ưu tiên phát triển, tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, dành nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm. Qua đó, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân. Huyện đã hình thành và phát triển được 4 vùng sản xuất nông nghiệp, với các cây, con chủ lực, gồm cây ăn quả, gỗ rừng trồng, chè, chăn nuôi gia súc; xây dựng trên 10 chuỗi  liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; 41 sản phẩm nông nghiệp của huyện được gắn sao OCOP. Diện tích rừng sản xuất toàn huyện là trên 60.000 ha, vùng chè nguyên liệu với 2.500 ha. Toàn huyện hiện nay xây dựng 81 trang trại, 107 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản. Yên Sơn cũng là một trong 3 huyện đóng góp phần lớn vào giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh, với gần 2.000 tỷ đồng/năm. Đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 20,33%, giảm 5,04% so với năm 2021; thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 42,87 triệu đồng/người/năm.

Lãnh đạo xã Phúc Ninh thăm mô hình kinh tế của các hộ dân.

Bên cạnh giải pháp huy động, lồng ghép, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực xây dựng NTM, UBND huyện Yên Sơn chủ trương thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản. Hiện nay, Cụm công nghiệp Thắng Quân, thị trấn Yên Sơn đã đi vào hoạt động với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề thu mua, chế biến nông, lâm sản tạo việc làm cho khoảng 2.500 lao động địa phương. Thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND huyện đã lựa chọn đề xuất quy hoạch thêm 5 cụm công nghiệp. Trong đó, định hình các ngành nghề về sản xuất, chế biến nông lâm sản, thực phẩm tại các cụm công nghiệp Yên Sơn, Phú Thịnh, Nhữ Khê. Trong tương lai, các Cụm công nghiệp sẽ góp phần khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế sẵn có; tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao động nông thôn.

Đồng chí Lê Quang Toàn, Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh, huyện nhất quán quan điểm: Xây dựng NTM chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc. Vì vậy, huy động các nguồn lực để xây dựng NTM được huyện chú trọng, tạo nên những vùng quê trù phú, đáng sống trong tương lai. 

 


Bà Trần Thị Tám 
Thôn 7, xã Thái Bình (Yên Sơn)

 

Chung sức xây dựng nông thôn kiểu mẫu

Tự hào là người dân của xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh, tôi luôn tích cực tham gia phong trào của địa phương phát động, như đóng góp tiền, ngày công lao động nâng cấp đường giao thông nông thôn, đường nội đồng; chỉnh trang khuôn viên nhà văn hóa, tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trồng hoa hai bên đường; vận động gia đình, con cháu luôn giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp... Trong sản xuất áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, góp phần cho quê hương Thái Bình ngày càng phát triển.

 

Đồng chí Bàn Văn Thân

Chủ tịch UBND xã Hùng Lợi (Yên Sơn)

Quan tâm giữ gìn bản sắc văn hóa

Xã Hùng Lợi (Yên Sơn) có tới 98% dân số là dân tộc thiểu số, trong đó nhiều nhất là dân tộc Mông, Tày, Dao. Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã, cấp ủy, chính quyền xã luôn quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Xã chú trọng nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thành lập 2 Câu lạc bộ Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mông, văn hóa dân tộc Tày với 32 thành viên; duy trì 4 cơ sở tự thêu dệt, tự may trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc. Các dịp lễ Tết, các CLB tổ chức biểu diễn các bài hát Páo dung, múa khèn, hát Then... tạo không khí vui tươi, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, thúc đẩy phong trào thi đua ở cơ sở.

 

Đồng chí Lê Văn Hùng
Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Đội Bình (Yên Sơn)

 

Vận động nhân dân phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới

Để tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới đã đạt được, MTTQ xã Đội Bình đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương. Ủy ban MTTQ xã đã phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền, vận động bà con đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Trong đó tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có thế mạnh tại địa phương như trồng bưởi, trồng rừng, trồng chè, nuôi ong mật, nuôi cá. Bên cạnh đó, khuyến khích bà con chủ động đổi mới, tăng cường liên kết trong sản xuất, tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp. Đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt 45 triệu đồng/người/năm.

 

Đồng chí Đỗ Xuân Hải
Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Yên Sơn

 

Quy hoạch nông thôn gắn với đô thị hóa

UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch theo nhiều giai đoạn và điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn. Quy hoạch nông thôn đã định hướng được mục tiêu phát triển, nhất là các ngành nghề dịch vụ, xây dựng cụm dân cư, chuyển đổi nghề nghiệp để hình thành các vùng đô thị mới, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa phải bảo đảm duy trì, giữ gìn bản sắc văn hóa, các ngành nghề truyền thống, tạo không gian nông thôn đặc trưng, góp phần xây dựng mỗi làng quê trở thành nơi đáng sống, phát triển du lịch, tạo việc làm cho người lao động.

Báo Tuyên Quang

Tin cùng chuyên mục