,

Thị trường nông sản

Chủ động kết nối tiêu thụ nông sản

Huyện Yên Sơn đã quy hoạch được vùng sản xuất hàng hóa tập trung, với tổng diện tích trên 5.000 ha cây ăn quả các loại. Hiện nay, cùng với việc quảng bá giới thiệu sản phẩm, người dân trên địa bàn huyện đã chủ động liên kết, kết nối tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Video không hợp lệ

Nhiều năm nay, chị Nguyễn Thị Dung, thôn Minh Khai, xã Lực Hành đã tập trung các hộ nông dân cùng trồng cây ăn quả trên địa bàn, sau đó, kết nối với thương lái từ Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội về thu mua. 

Thời điểm này, đang vào mùa thu hoạch na, trung bình một ngày, chị tập kết được từ 2 - 2,5 tấn na cho bà con nhân dân. Sản phẩm thu hoạch đến đâu được thu mua hết ngay đến đó.

 Chị cho biết: Trên địa bàn xã Lực Hành hiện có rất nhiều sản phẩm như na, bưởi. Hiện nay chị cùng những người nông dân trên địa bàn đã quảng bá sản phẩm trên các phương tiện như zalo, facebook để thu hút nhiều thương lái ở các địa bàn khác đến thu mua.

Để sản phẩm được tiêu thụ ổn định, huyện Yên Sơn đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung sản xuất theo hướng hàng hóa, từng bước nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm. 

Toàn huyện có trên 5.000 ha cây ăn quả các loại chủ yếu là bưởi, cam, na, nhãn, hồng,...Trong đó có gần 500 ha cây ăn quả đã được áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ. 

Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, huyện đã xây dựng được 26 sản phẩm OCOP, trong đó có 9 sản phẩm cây ăn quả đạt sản phẩm OCOP 3sao.

Hiện nay các địa phương đang nỗ lực quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối với các doanh nghiệp, hợp tác xã đưa sản phẩm đến nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Việc chủ động kết nối tiêu thụ nông sản sẽ góp phần tạo đầu ra ổn định, đảm bảo thu nhập của bà con nhân dân. 

Các xã, thị trấn trong toàn huyện tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vững thương hiệu đặc sản của địa phương./.

Đài Phát thanh và Truyền hình Tuyên Quang

Tin cùng chuyên mục