HƯỚNG DẪN TẠM THỜI
Kỹ thuật làm giàu rừng tự nhiên sản xuất và trồng thâm canh rừng trồng Giổi ăn hạt, Trám trắng, Sấu bằng cây ghép
(Kèm theo Hướng dẫn số: 1556 /HD-SNN ngày 11/8/2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT)
I. Điều kiện khí hậu, đất đai trồng rừng
1. Về khí hậu
Lượng mưa trung bình từ 1.500 mm đến 2.000 mm, nhiệt độ trung bình năm từ 200C đến 270C.
2. Về đất đai, thực bì
Loại đất trồng: Đất feralit phát triển trên các loại đá mẹ, đất còn tính chất đất rừng, độ dày tầng đất trên 50cm.
Thực bì: Bao gồm trảng cỏ, cây bụi đang phục hồi.
II. Thời vụ trồng, tiêu chuẩn cây giống
1. Thời vụ trồng
Trồng vụ Xuân – Hè hoặc Hè – Thu, vào những ngày có mưa, thời tiết râm mát.
2. Tiêu chuẩn cây giống
- Nguồn gốc cây ghép: Cành ghép được lấy từ những cây trội và vườn cây cung cấp cành ghép.
- Tiêu chuẩn cây xuất vườn: Cây được chăm sóc trong vườn ươm đối với Giổi ăn hạt ghép từ 16 đến 24 tháng tuổi, Trám trắng ghép từ 14 đến 18 tháng tuổi, Sấu ghép từ 16 đến 24 tháng tuổi; cây có chiều cao từ 60 cm trở lên, chiều dài cành ghép từ 20 cm trở lên, vết ghép liền sẹo, cây không cong queo, sâu bệnh, đã được đảo bầu; giảm tưới nước trước khi trồng từ 15 ngày đến 30 ngày để cây thích nghi dần với việc vận chuyển đi trồng cũng như điều kiện thời tiết nơi trồng.
III. Biện pháp trồng làm giàu rừng sản xuất là rừng tự nhiên
1. Làm giàu rừng theo băng
- Tạo băng trồng cây (Băng chặt) ở những khoảng trống có diện tích dưới 1000 m2 hoặc những nơi cây rừng phân bố không đều; bố trí băng trồng theo đường đồng mức ở nơi có độ dốc cao trên 25°; nơi độ dốc dưới 25° bố trí băng theo hướng đông tây; chiều rộng của băng trồng tối thiểu bằng 2/3 chiều cao tán rừng của băng chừa; phát dọn cây trong băng chặt nhưng để lại những cây mục đích.
- Tạo băng chừa có bề rộng từ 6,0 m đến 12,0 m, trong băng thực hiện các biện pháp phát dây leo, cây bụi, chặt bỏ cây cong queo sâu bệnh, không làm vỡ tầng tán của băng chừa.
- Mật độ trồng: Tối đa 500 cây/ha (Cự ly tương ứng 4,0 m x 5,0 m).
- Cuốc hố: Trên mỗi băng cuốc tối thiểu 1 hàng, hố được bố trí theo hình nanh sấu, kích thước hố từ 30 cm x 30 cm x 30 cm trở lên; cuốc hố trước khi trồng 1 tháng, lấp hố từ 10 đến 15 ngày trước khi trồng.
- Phương pháp trồng: Tạo một lỗ giữa hố kích thước lớn hơn kích thước bầu cây, xé vỏ bầu, không làm vỡ bầu, đặt cây thẳng đứng vào giữa hố, lấp đất, ấn nhẹ xung quanh, tạo gờ nhỏ quanh gốc; dùng thực bì đã phát phủ một lóp mỏng quanh gốc để giữ ẩm cho cây và ngăn chặn cỏ dại.
- Chăm sóc rừng thực hiện trong 3 năm đầu sau khi trồng, mỗi năm chăm sóc ít nhất 2 lần. Nội dung công việc: trồng dặm, phát dây leo, cỏ dại xâm lấn trên băng trồng, vun xới đất xung quanh gốc cây trồng theo hình tròn có đường kính từ 0,6 m trở lên.
Từ năm thứ tư trở đi đến khi cây trồng đạt chiều cao từ 8,0 m trở lên, thực hiện chăm sóc ít nhất mỗi năm 1 lần, với các công việc chặt tỉa cây chồi, cây tạp tái sinh xâm lấn trên băng trồng và cây phi mục đích trong băng chừa.
2. Làm giàu rừng theo đám
- Thực hiện ở những nơi có khoảng trống từ 1.000 m2 đến dưới 3.000 m2.
- Biện pháp kỹ thuật cuốc hố, phương pháp trồng, chăm sóc thực hiện như trồng rừng theo băng. Vị trí cây trồng cách mép rừng từ 3,0 m đến 4,0 m và cách những cây tái sinh mục đích có sẵn với cự ly thích hợp, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt.
- Mật độ trồng: Tối đa 500 cây/ha (Cự ly tương ứng 4,0 m x 5,0 m).
IV. Trồng thâm canh rừng sản xuất loài cây Giổi ăn hạt, Trám trắng, Sấu bằng cây ghép
1. Biện pháp chung
- Xử lý thực bì: Phát trắng, dọn sạch thực bì trên toàn bộ diện tích (Dọn thực bì xếp theo đường đồng mức) trước khi cuốc hố để giảm cỏ dại, sâu bệnh và tránh cạnh tranh dinh dưỡng.
- Mật độ trồng: 500 cây/ha (Cự ly tương ứng 4,0 m x 5,0 m).
- Cuốc hố: Hố được bố trí theo hình nanh sấu, kích thước hố từ 30 cm x 30 cm x 30 cm trở lên; cuốc hố trước khi trồng 1 tháng, lấp hố ít nhất 15 ngày trước khi trồng.
- Phương pháp trồng: Tạo một lỗ giữa hố kích thước lớn hơn kích thước bầu cây, xé vỏ bầu, không làm vỡ bầu, đặt cây thẳng đứng vào giữa hố, lấp đất, ấn nhẹ xung quanh, tạo gờ nhỏ quanh gốc; dùng thực bì đã phát phủ một lóp mỏng quanh gốc để giữ ẩm cho cây và ngăn chặn cỏ dại.
2. Biện pháp chăm sóc cụ thể
2.1. Cây Giổi ăn hạt ghép
- Bón lót và lấp hố trước khi trồng ít nhất 15 ngày; tuỳ thuộc vào tính chất đất tốt hay xấu có thể bón phân như sau: Bón lót 2kg phân vi sinh và 0,5 kg phân NPK (16.16.8)/hố, trộn với đất mặt để lấp hố tạo hình mai rùa. Bón thúc: Năm thứ 2 bón 1kg phân hữu cơ vi sinh và 1 kg NPK (16.16.8)/cây/02 lần/năm; năm thứ 3 bón 1 kg phân NPK (16.16.8)/cây/02 lần/năm.
- Chăm sóc rừng trồng: Thực hiện 9 lần, trong 5 năm (Trồng vụ Xuân-Hè) hoặc 8 lần, trong 5 năm (Trồng vụ Hè - Thu), cụ thể:
Năm |
Lần chăm sóc |
Thời gian |
Nội dung chăm sóc |
Năm 1 (Vụ Xuân-Hè, 2 lần chăm sóc) |
Lần 1 |
Sau khi trồng được 1 đến 1,5 tháng |
Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích. |
Lần 2 |
Tháng 10 đến tháng 11 |
Dẫy cỏ, xới vun xung quanh gốc cây trồng đường kính rộng 1,0 m. Trồng dặm lại những cây bị chết; gỡ dây leo cuốn cây, chống lại cây bị đổ, đất vùi. |
|
Năm 1 (Vụ Hè-Thu), 1 lần chăm sóc |
|
Sau khi trồng được 1 đến 1,5 tháng |
Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích. Trồng dặm lại những cây bị chết; gỡ dây leo cuốn cây, chống lại cây bị đổ, đất vùi. |
Năm 2 (3 lần chăm sóc) |
Lần 1 |
Tháng 3 đến tháng 4 |
Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích. |
Lần 2 |
Tháng 6 đến tháng 7 |
Dẫy cỏ, xới vun xung quanh gốc cây trồng đường kính rộng 1,0 m. |
|
Lần 3 |
Tháng 10 đến tháng 11 |
Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích. |
|
Năm 3 (2 lần chăm sóc) |
Lần 1 |
Tháng 3 đến tháng 4 |
Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích. |
Lần 2 |
Tháng 6 đến tháng 7 |
Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích. |
|
Năm 4 |
|
Tháng 6 đến tháng 7 |
Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích. |
Năm 5 |
|
Tháng 6 đến tháng 7 |
Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích. |
2.2. Cây Trám trắng ghép và cây Sấu ghép
- Bón lót và lấp hố trước khi trồng ít nhất 15 ngày; tuỳ thuộc vào tính chất đất tốt hay xấu có thể bón phân như sau:
Bón lót: Đối với cây Trám trắng ghép, bón từ 20 kg đến 30 kg phân chuồng hoai mục; đối với cây Sấu ghép, bón cho mỗi hố 5 kg phân chuồng hoai và 0,2 kg lân rồi trộn đều với 1/3 lượng đất trong hố.
Bón thúc: Chia thành 2 lần bón/năm với lượng phân như sau: Năm thứ 2 bón 0,5 kg phân NPK, năm thứ 3 bón 1,0 kg phân NPK, năm thứ 4 bón 1,5 kg phân NPK.
- Chăm sóc rừng trồng: Thực hiện 10 lần, trong 4 năm (Trồng vụ Xuân-Hè) hoặc 9 lần, trong 4 năm (Trồng vụ Hè - Thu), cụ thể:
Năm |
Lần chăm sóc |
Thời gian |
Nội dung chăm sóc |
Năm 1 (Vụ Xuân-Hè, 2 lần chăm sóc) |
Lần 1 |
Sau khi trồng được 1 đến 1,5 tháng |
Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích. |
Lần 2 |
Tháng 10 đến tháng 11 |
Dẫy cỏ, xới vun xung quanh gốc cây trồng đường kính rộng 1,0 m. Trồng dặm lại những cây bị chết; gỡ dây leo cuốn cây, chống lại cây bị đổ, đất vùi. |
|
Năm 1 (Vụ Hè-Thu), 1 lần chăm sóc |
|
Sau khi trồng được 1 đến 1,5 tháng |
Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích. Trồng dặm lại những cây bị chết; gỡ dây leo cuốn cây, chống lại cây bị đổ, đất vùi. |
Năm 2 (3 lần chăm sóc) |
Lần 1 |
Tháng 3 đến tháng 4 |
Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích. |
Lần 2 |
Tháng 6 đến tháng 7 |
Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích. |
|
Lần 3 |
Tháng 10 đến tháng 11 |
Dẫy cỏ, xới vun xung quanh gốc cây trồng đường kính rộng 1,0 m. |
|
Năm 3 (3 lần chăm sóc) |
Lần 1 |
Tháng 3 đến tháng 4 |
Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích. |
Lần 2 |
Tháng 6 đến tháng 7 |
Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích. |
|
Lần 3 |
Tháng 10 đến tháng 11 |
Dẫy cỏ, xới vun xung quanh gốc cây trồng đường kính rộng 1,0 m. |
|
Năm 4 (2 lần chăm sóc) |
Lần 1 |
Tháng 5 đến tháng 6 |
Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích. |
Lần 2 |
Tháng 9 đến tháng 10 |
Phát sạch cỏ, dây leo cây bụi lấn át cây trồng trên toàn bộ diện tích. |
3. Tỉa cành tạo tán
Giai đoạn 1: Tiến hành trong 2 đến 3 năm đầu, bấm ngọn để cây ra nhiều nhánh chính, loại bỏ cành yếu và những chồi cành vượt để tạo ra cây thấp có tán rộng bề ngang.
Giai đoạn 2: Tiến hành vào thời kỳ sau thu hoạch, loại bỏ những cành tăm, cành thấp tán (Mọc từ cành cấp 1 và cấp 2) tạo độ thông thoáng để hạn chế sâu bệnh; thời gian tiến hành tỉa cành vào tháng 10 đến tháng 11 hàng năm.
4. Phòng trừ sâu bệnh
4.1. Cây Giổi ăn hạt ghép
Đối với cây Giổi, thường hay xuất hiện bệnh đốm lá, gây hại chủ yếu vào mùa mưa ẩm, thiếu ánh sáng, đặc điểm nhận dạng là vết bệnh màu nâu đen, tập trung nhiều trên toàn phiến lá, gây hại trên mặt lá; tác hại gây ra cho cây Giổi là lá vàng, khô nếu bị nặng. Biện pháp phòng trị bệnh là cắt bỏ những cành, lá bị nặng, thu gom đốt, tránh lây nhiễm nguồn bệnh; khi chớm bị bệnh bón phân NPK cân đối, không bón thừa đạm làm bệnh nặng thêm; sử dụng một trong các loại thuốc Difenoconazole hoặc Propiconazole hoặc Chitosan + Polyoxin hoặc Trichoderma theo hướng dẫn trên bao bì.
4.2. Cây Trám trắng ghép
Sâu đục thân thường phát triển vào mùa xuân và mùa hè, biện pháp phòng là quét vôi gốc cây thường xuyên để chống sâu đến đẻ trứng và diệt trứng sâu; nếu sâu đã đục vào cây thì dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ diệt sâu hoặc dùng bơm tiêm bơm thuốc trừ sâu (Trebon, Sherpa) vào lỗ lấy đất sét bịt lỗ làm cho sâu chết ngạt thuốc.
Rệp có thể phát sinh vài lần trong năm, tụ tập dưới mặt các lá non hút dịch lá và thải phân lên các lá phía dưới như bồ hóng bếp, làm cho lá non không phát triển được hoặc bị quăn lại, cây giảm sản lượng quả; biện pháp phòng rệp bằng cách tỉa cành trong tán, cành khuất tán, tạo độ thoáng cho cây; khi có rệp cần phát hiện sớm, phun thuốc Trebon, Sherpa để diệt rệp.
4.3. Cây Sấu ghép
- Bệnh thán thư làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả, cách trị bệnh là dùng Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 1lần/tuần, sau đó 1lần/tháng; bệnh muội đen do bài tiết của rệp, dùng: Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC; bệnh cháy lá phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá, biện pháp phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Kasumin 2L...
- Đối với sâu đục thân, cành, dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những loại thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actara 25 WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non; đối với ruồi đục quả, dùng Sherpa 25 EC, Padan 95 SP.
5. Bảo vệ rừng: Áp dụng có hiệu quả các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng (Không để người, gia súc phá hại), làm tốt công tác phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại.