Theo đó, các đơn vị cần tăng cường việc phổ biến, quán triệt và thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương và tỉnh về PCTNTC; gắn kết chặt chẽ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) và việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Quy định số 144-QD/TW ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; các quy định của Bộ Chịnh trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ... nhằm xây dựng, hình thành văn hóa công vụ liêm chính, không tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ với việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Sở cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra, giám sát các lĩnh vực nhạy cảm như: xây dựng cơ bản, quản lý thu chi ngân sách, quản lý tài sản công, và việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong các ngành nghề liên quan. Mục tiêu là phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong các hoạt động.
Giao nhiệm vụ cho Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
Với các kết luận thanh tra, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, các đơn vị cần chủ động thực hiện đầy đủ, đồng thời thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.
Việc thực hiện nghiêm túc các nội dung trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCTNTC trong toàn ngành.