Với phương pháp cầm tay chỉ việc, hướng dẫn thực hành tại hiện trường đã giúp học viên biết cách lựa chọn nguyên liệu, tận dụng phụ phẩm trồng trọt phù hợp như thân cây chuối, lá rau, cám gạo, bột ngô…; nắm vững các bước phối trộn nguyên liệu, cách sử dụng men vi sinh bản địa để ủ chua thức ăn và ủ phân hữu cơ. Nhận biết được các lỗi phổ biến thường mắc phải trong khi thực hiện ủ chua thức ăn hoặc ủ phân hữu cơ như: Dụng cụ chứa nguyên liệu để ủ hoặc nắp đậy, bạt che phủ bị hở dẫn đến không đủ điều kiện yếm khí để các vi sinh vật có lợi hoạt động làm cho nguyên liệu ủ giảm giá trị dinh dưỡng hoặc bị thối hỏng.
Học viên thực hành quy trình ủ chua thức ăn
Trao đổi tại hiện trường, ông Hoàng Minh Hải - Phó chủ tịch UBND xã Minh Hương cho biết, việc tập huấn chuyển giao kỹ thuật ủ chua thức ăn; ủ phân hữu cơ và sử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi đến được với bà con nông dân trên địa bàn xã là rất thiết thực và bổ ích, góp phần thay đổi tập quán sản xuất, chăn nuôi của người nông dân, đặc biệt là một số hộ dân tộc thiểu số sẽ nhận thức chuyển đổi từ việc sản xuất, chăn nuôi truyền thống sang áp dụng công nghệ sinh học để ủ chua thức ăn và ủ phân hữu cơ góp phần giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình và giảm thiểu ô nhiễm môi trường chung.
Thông qua buổi hướng dẫn kỹ thuật này, các hộ có thể áp dụng ngay các biện pháp kỹ thuật ủ chua thức ăn tại gia đình để tăng hiệu quả sản xuất và phòng ngừa dịch bệnh. Trong thời gian tới, mong rằng Trung tâm Khuyến nông thường xuyên chuyển giao những ứng dụng khoa học kỹ thuật mới đến với bà con nông dân trên địa bàn xã./.
Trung tâm Khuyến nông