Hội nghị tổng kết, nghiệm thu mô hình thu gom, xử lý và sử dụng
phụ phẩm cây trồng tại thôn Phú An, xã Thái Long, thành phố Tuyên Quang
Thông qua các buổi tập huấn và thực hành về quy trình xử lý rơm rạ trực tiếp trên đồng ruộng và ủ thành phân hữu cơ bằng chế phẩm vi sinh, các hộ nông dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lý phụ phẩm cây trồng. 100% các học viên đã áp dụng quy trình này trên ruộng của mình và có khả năng tuyên truyền cho các hộ sản xuất nông nghiệp khác tại địa phương.
Quá trình xử lý, ủ rơm rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ
Sau 02 tháng thực hiện mô hình với khối lượng ủ 01 tấn rơm rạ đã thu được khoảng 0,4 tấn phân hữu cơ. Việc này giúp nông dân tiết kiệm chi phí mua phân bón hóa học và tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp.
Rơm rạ hoai mục sau 5 ngày phun chế phẩm vi sinh trực tiếp trên đồng ruộng
Kết quả phân hữu cơ thu hoạch sau 2 tháng ủ rơm rạ với chế phẩm vi sinh
So sánh bộ rễ cây lúa của ruộng mô hình (bên trái, phát triển tốt)
và ruộng đối chứng (bên phải, bị bệnh nghẹt rễ)
So sánh giữa bộ rễ cây lúa trên ruộng mô hình và ruộng đối chứng cho thấy: cây lúa ở ruộng mô hình phát triển tốt hơn, trong khi cây lúa ở ruộng đối chứng bị bệnh nghẹt rễ.
Việc sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý rơm rạ trực tiếp trên đồng ruộng giúp phân hủy nhanh chóng trong vòng từ 10-12 ngày, phòng ngừa bệnh nghẹt rễ do ngộ độc hữu cơ trong đất gây ra. Phương pháp này không chỉ giúp bổ sung các loại vi sinh vật có ích để cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu mà còn giúp cây trồng sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, tăng sức chống chịu với sâu bệnh. Đồng thời, nó còn thay đổi thói quen đốt rơm rạ trực tiếp ngoài đồng của người dân gây ra ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, hướng tới phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.
Chi cục Trồng trọt và BVTV