,

Nông nghiệp tốt

Đánh giá kết quả thực hiện mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ cây gai xanh

Là năm thứ 3 triển khai chương trình mỗi xã 1 sản phẩm, huyện Yên Sơn đang là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh với 41 sản phẩm đã được gắn sao OCOP. Chương trình đang được các địa phương trên địa bàn huyện triển khai với mong muốn tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đây cũng được xem là giải pháp khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế ở mỗi địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Cán bộ kỹ thuật Công ty cổ phần nông nghiệp An Phước chia sẻ kỹ thuật trồng, chăm sóc cây gai xanh cho nhân dân.

Năm 2022, UBND xã Tân Thịnh phối hợp Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Sơn Dương thực hiện mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cây gai xanh AP1, quy mô hơn 4ha, với 14 hộ tham gia tại thôn Đồng Quang. Qua đánh giá, cây gai xanh sinh trưởng, phát triển tốt, thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán canh tác của người dân. Năng suất trung bình ở lứa đầu đạt 300kg/ha/lứa; lứa thứ 2 đạt trên 500kg/ha/lứa; từ lứa thứ 3 trở đi đạt trên 800kg/ha/lứa.

Theo dự tính, cây gai xanh sẽ cho thu nhập 5 lứa/năm, với giá bán 40.000 đồng/kg, doanh thu đạt trên 140 triệu đồng/ha/năm. Bên cạnh hiệu quả về kinh tế, việc trồng cây gai xanh đã tạo việc ổn định cho người dân địa phương, đồng thời, giúp tăng độ phì nhiêu cho đất do cây gai xanh mọc lấn át cây cỏ dại và các bộ phận như thân, lá, vỏ được trả lại đất khi thu hoạch. Thời gian tới, Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Sơn Dương sẽ tiếp tục mở rộng diện tích liên kết trên địa bàn huyện Chiêm Hóa trong các vụ tiếp theo.

Tại hội nghị, đại diện Công ty cổ phần nông nghiệp An Phước, Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Sơn Dương, lãnh đạo UBND xã Tân Thịnh và các hộ dân đã trao đổi, thảo luận về hiệu quả kinh tế và những kinh nghiệm, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây gai xanh. Đồng thời, các hộ dân đề xuất các đơn vị hỗ trợ vốn sản xuất, cây giống, giá bán, máy móc sản xuất cho nông dân.  

Nguồn: Báo Tuyên Quang

Tin cùng chuyên mục