,

✍ Giải pháp, hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, Hợp tác xã nông nghiệp

HỎI:

Phát triển nông lâm nghiệp là một trong 3 khâu đột phá được xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Vậy xin đồng chí cho biết trong thời gian tới tỉnh sẽ có những giải pháp và hỗ trợ như thế nào trong việc khuyến khích phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, Hợp tác xã nông nghiệp đặc biệt là các tổ hợp tác, trang trại phát triển kinh tế, mô hình kinh tế thanh niên ứng dụng công nghệ số và sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao?

TRẢ LỜI:
  • Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 20202025 đã xác định 1 trong 3 khâu đột phá là: “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới”. Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các Nghị quyết, Đề án, Kế hoạch nhằm triển khai hiệu quả các mục tiêu Nghị quyết đại hội Đề ra. Trọng tâm là Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Đề án củng cố, đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
  • HĐND tỉnh đã ban hành các Nghị quyết về chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia sản xuất nông nghiệp, trong đó chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, trang trại, Tổ hợp tác, như: Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 03/2021/NQ-

HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản hàng hoá; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025. 

  • Trong những năm qua, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chủ động tham mưu triển khai thực hiện các đề án, chính sách nêu trên, kết quả: Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng trên 4%/năm, cao hơn mức bình quân chung cả nước; chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp, đã được các cấp, các ngành quan tâm, tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ từ tỉnh đến cơ sở, được người dân nhiệt tình đón nhận và tham gia thực hiện. Toàn tỉnh hiện có 417 Hợp tác xã, trong đó có 19 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao; 386 trang trại (trong đó có 246 trang trại trồng trọt, 94 trang trại chăn nuôi, 08 trang trại lâm nghiệp, 38 trang trại tổng hợp); có 43 tổ hợp tác đang hoạt động, sản xuất các lĩnh vực nông lâm sản và thủy sản (Trong đó có 13 tổ hợp tác trồng trọt, 26 tổ hợp tác chăn nuôi, 03 tổ hợp tác thuỷ sản, 01 tổ hợp tác tổng hợp). 
  • Để khuyến khích và thúc đẩy các thành phần kinh tế, trong đó đặc biệt quan tâm đối tượng chủ thể là thanh niên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bảo đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững. Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp đề xuất một số giải pháp như sau:
  1. Tiếp tục tư vấn, hướng dẫn các hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác hoạt động và điều hành theo quy định của pháp luật. 
  2. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác đáp ứng yều cầu để ứng dụng công nghệ số, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao.
  3. Hướng dẫn, hỗ trợ hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác tiếp cận các chính sách của trung ương, của tỉnh để phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động. Cụ thể: như: Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND, Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND và Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; các chính sách trong Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 (theo Quyết định 1084/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ) và trong 03 chương trình mục tiêu quốc gia.  
  4. Tập trung, quyết liệt triển khai thực hiện các giải pháp để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của UBND tỉnh: Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 12/4/2022 thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khoá XVII) về chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hạch số 215/KH-UBND ngày 09/11/2022 về Thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025. Trong đó trọng tâm là ứng dụng chuyển đổi số trong hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác.
  5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong việc ứng dụng công nghệ số và sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao.

Câu hỏi cùng chuyên mục